Vì sao công suất xe ô tô lại đo bằng sức ngựa?

Công suất của xe ô tô thường đường đo bằng đơn vị mã lực, hay còn gọi là sức ngựa. Nhưng tại sao lại dùng đơn vị này để đo sức mạnh của xe thì lại ít ai biết đến.

Thông thường các hãng xe ô tô đều dùng đơn vị mã lực – sức ngựa để đo sức mạnh của xe và ký hiệu bằng Hp. Được biết, khái niệm mã lực này được đưa ra vào năm 1982 bởi James Watt. Trong tiếng anh, thuật ngữ mã lực có tên gọi là “horse power”, được hiểu như sức ngựa. Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm này đã ra đời ở thế kỷ trước do nhà phát minh Thomas Savery.

 

công suất xe ô tô lại đo bằng sức ngựa

Vì sao công suất xe ô tô lại đo bằng sức ngựa?

Theo lý giải của các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô. Thì mã lực là đơn vị đo cho ô tô nhằm ám chỉ một chiếc xe có thể thay thế được cho bao nhiêu con ngựa. Trước đây khi Thomas Savery phát minh ra máy hơi nước, sử dụng thuật ngữ đo sức mạnh này thì mã lực vẫn là một đơn vị đo đếm rất chung, không theo chuẩn mực nào cả.

Sau khi James Watt nghiên cứu và hoàn thiện chuẩn hóa đại lượng, mã lực được hiểu là tính nó dựa trên sức kéo của một con ngựa trong một khoảng thời gian và quãng đường không đổi sẽ kéo được khối lượng là bao nhiêu.

công suất xe ô tô lại đo bằng sức ngựa

Tuy nhiên, nhà phát minh này lại chưa phân chia cụ thể các loại mã lực khác nhau để dễ hiểu hơn. Do đó, các nhà khoa học sau này đã cách của ông là mã lực cơ học (mechanical horse power). Cứ một mã lực cơ học sẽ tương ứng với giá trị cụ thể 745,69987158227022 W, nghĩa là công suất một bóng điện 100 W sẽ bằng 0,13 mã lực.

Để có cái nhìn cụ thể hơn về cách tính của Watt, các nhà khoa học về sau đã mô tả mã lực cơ học là công của một con ngựa bỏ ra để kéo được 33.000 pound (1 pound = 454 gram) lên 1 foot (30,48 cm) trong thời gian 1 phút.

công suất xe ô tô lại đo bằng sức ngựa

Về sau, tùy theo mỗi ngành nghề mà mã lực lại phát triển từ công thức tính trên ra các đơn vị mã lực khác nhau. Ví dụ như: mã lực theo hệ mét (metric horsepower), mã lực điện (electrical horsepower) và mã lực nồi hơi (boiler horsepower)…

Trong đó, mã lực theo hệ mét đã nhanh chóng lan rộng sang các khu vực châu Âu, châu Á kể từ khi được sinh ra ở Đức. Cứ mỗi quốc gia tiếp nhận phát minh mới này lại có những dạng ký hiệu khác nhau.  Ở Đức kí hiệu là “PS”, “CV” ở Pháp, “PK” ở Hà Lan. Song các đơn vị này đều có mức xấp xỉ với mã lực cơ học đến 98,6% vì chúng được đo và tính toán với các đơn vị khác nhau.

Quay trở lại ngành công nghiệp ô tô, điểm chung của các hãng là đều sử dụng mã lực cơ học để làm đơn vị đo. Động cơ có chỉ số mã lực càng cao thì động cơ của chiếc xe đó càng khỏe và có khả năng tăng tốc tốt hơn. Đây là điều mà bất cứ khách hàng nào mua xe cũng đều quan tâm nên các hãng cũng thường nhấn mạnh vào chỉ số mã lực của động cơ khi mô tả hiệu suất của xe.

Xem thêm: Bạn chưa biết ? Vì sao đèn xi nhan ô tô có màu vàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
 
 

Giỏ hàng

close