Kinh nghiệm lái xe đường dài ban đêm

Có nhiều lý do để bạn lựa chọn việc khởi hành một chuyến đi dài vào ban đêm hay tờ mờ sáng. Những lý do thường là để tránh kẹt xe, đường vắng, trời mát và tránh CSGT… Tuy nhiên việc đi xe vào ban đêm sẽ tiềm ẩn những hiểm họa lớn hơn rất nhiều so với đi ban ngày do tầm nhìn hạn chế, sự mất tập trung khi lái xe…

Dưới đây là những kinh nghiệm lái xe bác tài cần biết khi chọn thời điểm khởi hành vào ban đêm

Kinh nghiệm lái xe ban đêm đường dài mà các tài xế cần biết rõ

Kinh nghiệm lái xe ban đêm đường dài

1. Với những loại xe nhỏ, công suất  và khoảng cách chiếu sáng đèn pha yếu thì nên hạn chế việc lái xe ban đêm. Nếu đi thì nên giữ tốc độ lái xe vừa phải để dễ dàng xử lý tình huống.

2. Khi khởi hành những chuyến đi dài vào ban đêm bạn cần biết chắc chắn lộ trình mình khởi hành. Việc lái xe này thường chỉ dành cho những người đã có kinh nghiệm đi lộ trình này trước đó bởi với những người đi lần đầu sẽ dễ dàng bị lạc do chạy buổi tối tốc độ cao, người lái sẽ dễ dàng bỏ qua các biển dẫn chi đường.

Kinh nghiệm lái xe ban đêm đường dài – điều chỉnh độ cao đèn

3. Điều chỉnh độ cao của đèn phù hợp với tốc độ để đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng đến xe khác. Khi hệ thống đèn bị bám bẩn cân vệ sinh để đảm bảo độ sáng.

Kiểm tra tất cả các bóng đèn trên xe. Đảm bảo không có bóng đèn nào chết hay sáng yếu.

4. Điều chỉnh tốc độ chạy xe phù hợp với khoảng chiếu sáng của đèn pha. Nếu được cần có một người ngồi ở ghế phụ phía trước giúp bạn nhìn rõ các biển báo chỉ đường, các khúc cua gấp hay đoạn đường xấu để dễ dàng xử lý.

5. Trên đường cao tốc, nếu là đường có dải phân cách cao quá tầm đèn của ô tô, hãy sử dụng đèn pha để tầm quan sát được tốt hơn. Dải phân cách đã ngăn luồng ánh sáng giữa 2 chiều xe, nên bạn sẽ không gặp vấn đề gì với đèn pha.

Ở những đường cao tốc có dải phân cách thấp, hoặc chỉ có vạch liền hay vạch đứt, hãy sử dụng đèn cốt để di chuyển, tránh gây lóa cho những xe đi ngược chiều. Nếu đường thoáng, hãy bật sang đèn pha để quan sát, nhưng khi thấy đèn của xe đi ngược chiều, hãy chuyển về chế độ đèn cốt ngay trong vòng 150 mét (khoảng 3 giây ở tốc độ 90 km/giờ).

6. Không nên sử dụng đèn pha khi cua xe, vì nếu xe đối diện cũng quên tắt đèn pha thì hai xe pha cùng một lúc sẽ làm cho 2 người lái không thấy đường và hậu quả hai xe sẽ đâm vào nhau. Nếu bạn muốn qua mặt xe nào đó, không nên bám đuôi xe đó với chế độ đèn pha, nên duy trì khoảng cách an toàn và đá đèn để ra hiệu xin vượt.

7. Sử dụng nháy đèn pha trong các trường hợp vượt hay xin đường

8. Dù là ban đêm nhưng vẫn hạn chế tốc độ ở các khu dân cư bởi các “ma men” có thể vượt đầu xe bạn bất ngờ hay chó mèo có thể làm bạn hoảng loạn tay lái.

Kinh nghiệm lái xe ban đêm đường dài – giữ kính sạch sẽ

Xem thêm: Nguyên tắc cần nắm khi lái xe đường trường

9. Khi đi ban đêm thì thường trời mưa phùn hay sương nhiều. Luôn phải giữ cho kinh chắn gió, hai cửa sổ và gương chiêu hậu được rõ đảm bảo tầm nhìn tốt.

Kinh nghiệm lái xe ban đêm đường dài – tránh bị hạn chế tầm nhìn vì kính bám bẩn

10. Không nên lau kính bằng giấy báo hay các loại vải bông bám bẩn kính xe làm chói và hạn chế tầm nhìn.

11.  Điều chỉnh độ sáng đèn taplo vừa phải đủ để đọc các thông số một cách dễ dàng. Không nên điều chỉnh sáng quá hay mờ quá khiến bạn không tập trung vào việc lái xe được. Khi lái xe thì việc sử dụng điện thoại hay các thiết bị khác có thể gây mất tập trung và điều này càng nguy hiểm hơn khi lái xe ban đêm.

12. Luôn đảm bảo tỉnh táo và đôi mắt khỏe khi lái xe ban đêm. Nếu cảm thấy mệt mỏi và cần nghỉ ngơi một tí, bạn nên chọn vi trí an toàn, đánh xe vào lề hay hàng quán ven đường chợp mắt một tí. Cũng có thể đổi tài nếu có người đi cùng

Chúc các bác lái xe an toàn.

Xem thêm: Các loại biển báo giao thông đường bộ ở Việt Nam

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
 
 

Giỏ hàng

close